Đề xuất một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay

0
149

Lạm phát là một sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế thường đo lường bằng những chỉ số cụ thể đó là chỉ số điều chỉnh thu nhập quốc dân và chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Một quốc gia có lạm phát sẽ dẫn đến cuộc sống khó khăn và đây là một vấn đề nan giải của nhiều quốc gia. Bài viết hôm nay sẽ đưa ra một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay.

Định nghĩalạm phát là gì?

giai phap kiem che lam phat o viet nam hien nay

Lạm phát chính là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, điều đó làm cho đồng tiền bị mất giá trị hơn so với trước. Khi mức giá chung tăng cao hơn, vẫn cùng với một số tiền nhất định thì bạn sẽ mua được ít hàng hóa hoặc dịch vụ hơn so với trước đây. Do đó, nó còn phản ánh được sự suy giảm sức mua của đồng tiền. Khi được so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát được hiểu như là sự giảm giá trị đồng tiền của quốc gia này so với đồng tiền loại của quốc gia khác.

Đây chính là một hiện tượng kinh tế tự nhiên xảy ra ở hầu hết các nền kinh tế dùng tiền mặt để làm trung gian thanh toán. Đơn vị tính của lạm phát là phần trăm (%). Hiện nay, lạm phát có bao gồm 3 mức độ sau:

  • Tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Phi mã: 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: trên 1000%

Trên thực tế thì các quốc gia thường kỳ vọng chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống là con số lạm phát lý tưởng.

Các nguyên nhân hình thành lạm phát ở Việt Nam

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình lạm phát, trong đó 2 lạm phát do cầu kéo và do chi phí đẩy được xem như là hai nguyên nhân chính gây ra. Việc cân đối thu chi là việc làm cần thiết để tránh khỏi khi xảy ra lạm phát.Các nguyên nhân gây ra lạm phát như sau:

  • Do cầu kéo
  • Do chi phí đẩy
  • Do cơ cấu
  • Do cầu thay đổi
  • Do xuất khẩu
  • Do nhập khẩu
  • Lạm phát tiền tệ

Do đó, mỗi quốc gia cần có các biện pháp phòng tránh lạm phát. Dưới đây là đề xuất giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay.

Đề xuất một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay

giai phap kiem che lam phat o viet nam hien nay

Về mặt dài hạn thì giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay sẽ giúp giữ giá trị tiền tệ ổn định nhằm tạo điều kiện tăng sản lượng thực tế và giảm thất nghiệp. Vì vậy, duy trì sự ổn định tiền tệ chính là mục tiêu dài hạn của mọi nền kinh tế. Nhưng ở trong từng thời kỳ thì việc lựa chọn được giải pháp kiềm chế lạm phát cũng như liều lượng sự tác động của nó phải phù hợp với các yêu cầu tăng trưởng và các áp lực xã hội mà nền kinh tế phải chịu đựng. Chính phủ ở các nước có thể chọn các chiến lược giảm lạm phát từ từ, ít gây ra biến động cho nền kinh tế hoặc các chiến lược giảm tỷ lệ lạm phát nhanh chóng nhằm tạo nên sự giảm mạnh về sản lượng trong cả quá trình điều chỉnh.

Việc đưa ra các giải pháp chống lạm phát thì thường xuất phát từ sự phân tích đúng đắn các nguyên nhân gây nên lạm phát bao gồm như những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân trực tiếp của bất cứ cuộc lạm phát nào thì cũng xuất phát từ các lý do đẩy tổng cầu tăng quá mức hoặc là làm tăng chi phí sản xuất khiến cho tổng cung giảm. Tuy nhiên, một nguồn gốc phát sinh các lý do chính là làm dịch chuyển đường tổng cầu và đường tổng cung rất khác nhau ở các cuộc lạm phát khác nhau: có thể là do cơ chế quản lý kinh tế trở nên không phù hợp, nền kinh tế thiếu tính cạnh tranh, các năng lực sản xuất không được khai thác và do đó không hiệu quả, cơ cấu kinh tế mất cân đối, trình độ lao động và công nghệ lạc hậu,…

Để giải quyết được những nguyên nhân gây nên lạm phát này cần phải có thời gian và kèm theo các cuộc cải cách lớn. Thông thường thì để tác động vào các nguyên nhân trực tiếp của lạm phát và có thể kiềm chế lạm phát ở tỷ lệ mong muốn, chính phủ ở các nước thường sử dụng một hệ thống các giải pháp nhằm làm giảm sự gia tăng của tổng cầu hoặc khắc phục được các nguyên nhân làm gia tăng chi phí. Có 3 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay:

  • Nhóm giải pháp tác động vào tổng cầu: Các giải pháp này nhằm hạn chế sự gia tăng quá mức của tổng cầu.
  • Nhóm giải pháp tác động vào tổng cung: Giải pháp này quan trọng nhất là tác động vào các mối quan hệ giữa mức tăng tiền lương và mức tăng lên của năng suất lao động xã hội. 
  • Nhóm giải pháp nhằm mở rộng các khả năng cung ứng hàng hoá: Giải pháp t tác động tức thời đến sự cân đối tiền hàng chính là nhập khẩu hàng hoá, nhất là các hàng hoá đang khan hiếm và góp phần làm giảm áp lực đối với giá cả.

Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề lạm phát cũng như là đưa ra các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Hy vọng rằng những chia sẻ hết sức hữu ích này có thể hỗ trợ cho bạn.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here