Trước khi được nhận vào một vị trí nào đó trong công ty, ứng viên sẽ phải trải qua các buổi phỏng vấn, kể cả online hay offline. Vậy làm sao để ứng viên thể hiện kỹ năng và kinh nghiệm phỏng vấn tốt nhất khi đối mặt với nhà tuyển dụng?
Tầm quan trọng của kỹ năng phỏng vấn khi xin việc
Kỹ năng phỏng vấn là khả năng trả lời, ứng biến nhanh, chuyên nghiệp thông minh của ứng viên đối với các câu hỏi của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Kỹ năng phỏng vấn có thể được trau dồi, luyện tập thông qua các cuộc phỏng vấn xin việc trước của ứng viên. Đây là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng với những ứng viên đang có nhu cầu tìm việc làm Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng,… và chuẩn bị bước vào môi trường công việc.
Đối với ứng viên, buổi phỏng vấn chính là bước cuối cùng để quyết định họ có được nhận vào vị trí đã ứng tuyển hay không. Chính vì vậy, những yếu tố trong cuộc phỏng vấn như câu hỏi, câu trả lời, thái độ, tác phong,… cần được ứng viên chuẩn bị thật kỹ để thể hiện tốt nhất trong buổi phỏng vấn. Khi thực hiện tốt những điều này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn đối với vị trí ứng tuyển và với công ty.
Đối với nhà tuyển dụng, mục đích trong buổi phỏng vấn của họ chính là tìm hiểu chi tiết hơn về ứng viên để biết người đó có phù hợp với vị trí và văn hóa của doanh nghiệp hay không. Đặc biệt, với những nhà tuyển dụng lớn, có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm phỏng vấn thì họ sẽ biết cách đào sâu các thông tin và suy nghĩ của ứng viên ở cả khía cạnh công việc lẫn cuộc sống. Thông qua cách trả lời, thái độ và tác phong của ứng viên mà nhà tuyển dụng có thể đánh giá được mức độ phù hợp với doanh nghiệp.
Những kỹ năng phỏng vấn cơ bản ứng viết cần biết
Nhu cầu tìm kiếm việc làm Thuận Thành Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội,… của người lao động đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, trước khi nộp CV và ứng tuyển và các vị trí mà doanh nghiệp tuyển dụng, ứng viên nên trau dồi và chuẩn bị cho mình những kỹ năng phỏng vấn cơ bản nhất:
Tìm hiểu về công ty ứng tuyển
Trước khi đến phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty thông qua những kênh thông tin khác nhau như website của đơn vị, Google, người quen,… Điều này sẽ giúp bạn xác định được môi trường văn hoá làm việc của công ty có phù hợp với định hướng, mục tiêu và phong cách làm việc của bản thân hay không. Mặt khác, nếu bạn thể hiện sự am hiểu về công ty trong buổi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao bạn.
Tập luyện trước buổi phỏng vấn
Nếu không có sự luyện tập trước khi đi phỏng vấn thì bạn rất dễ rơi vào trạng thái lúng túng, trả lời ấp úng khi gặp phải các tình huống hay câu hỏi bất ngờ từ nhà tuyển dụng. Vì vậy hãy tổng hợp lại tất cả những thông tin cơ bản về bản thân, xem lại các câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và tự luyện tập để có thể tự tin hơn khi phỏng vấn.
Đảm bảo đúng giờ, tác phong chuyên nghiệp
Nguyên tắc về giờ giấc là yếu tố quan trọng mà mọi tổ chức luôn chú trọng. Vì vậy, ứng viên nên đến nơi phỏng vấn sớm hơn khoảng 15 – 20 phút. Trong trường hợp có việc đột xuất, bạn nên sắp xếp và thông báo lại cho nhà tuyển dụng để tránh tình trạng nhà tuyển dụng phải chờ đợi bạn. Ngoài yếu tố về thời gian thì ngoại hình và trang phục cũng là điều gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng khi bước vào buổi phỏng vấn. Bạn hãy chọn những trang phục phù hợp, không cần trang trọng nhưng phải lịch sự, chỉn chu.
Giao tiếp khéo léo
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có khả năng giao tiếp tốt, linh hoạt và khéo léo. Vì vậy hãy cố gắng luyện tập phong thái, sắc mặt và trả lời các câu hỏi một cách linh hoạt, ứng biến nhanh nhạy trong mọi tình huống được đưa ra để ghi điểm tốt đối với nhà tuyển dụng và tăng khả năng trúng tuyển.
Thành thật khi trả lời phỏng vấn
Sự trung thực là yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng đánh giá trong các cuộc phỏng vấn. Với những vấn đề mà nhà tuyển dụng đưa ra, bạn hãy thành thật trả lời với những gì mình có và mình biết. Nhà tuyển dụng có kinh nghiệm sẽ rất dễ nhận ra khi ứng viên trả lời không thật lòng, điều này khiến cho ứng viên bị trừ điểm và không được đề cao trong mắt nhà tuyển dụng.
Với những thông tin trong bài viết, hi vọng bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho các buổi phỏng vấn đề tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp với năng lực và định hướng của bản thân.